Giải thích tại sao lại có ngày nhuận
Nhiều người luôn thắc mắc tại sao có ngày nhuận trong năm? Vậy ngày này có ý nghĩa gì? Bao lâu lại có một ngày như vậy? Đây là câu hỏi đặt ra cho bất cứ người nào quan tâm đến việc coi ngày tháng và thiên văn. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về ngày này qua chia sẻ bên dưới.
Theo một vài chuyên gia về thiên văn và cách tính lịch, việc tại sao có ngày nhuận được hiểu một cách cụ thể là do chu kỳ quay của trái đất. Theo đó, chúng ta cần lưu ý các điểm sau:
Thứ nhất cần phân biệt giữa nhuận trong âm lịch và dương lịch. Năm nhuận của dương lịch chỉ thêm 1 ngày, tức tháng 2 có 29 ngày chứ không có tháng nhuận như âm lịch.
Thứ hai, về dương lịch không phải cứ 4 năm (chia hết cho 4) có một năm nhuận. Ví dụ năm 1900 hay 2100 không phải là năm nhuận, mặc dù các năm này chia hết cho 4.
Thứ ba, ai đó nói cứ 3 năm âm lịch có 1 năm nhuận cũng không chính xác, thí dụ các năm 2004, 2006, 2012, 2014 đều là các năm nhuận nhưng chỉ cách nhau 2 năm.
Thứ tư, quan niệm cho rằng âm lịch của chúng ta thuần tuý tuân theo tuần Trăng cũng không đúng, Âm lịch mà chúng ta đang sử dụng phải gọi chính xác là lịch âm dương, nó vừa tuân theo chuyển động của Mặt Trăng, vừa theo chuyển động của Mặt Trời.
Thực tế cho thấy, việc khẳng định những năm có số chia hết cho 4 được gọi là năm nhuận dương lịch chỉ đúng một phần. Riêng đối với những năm có tận cùng 2 số 0 phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận như năm 2000! Như vậy độ dài trung bình của năm dương lịch hiện nay (còn gọi là Tân lịch hay lịch Gregorius) là 365.2425 chứ không phải 365.25 (365 1/4). Năm 1582 khi Giáo hoàng Gregorius XIII ban hành sắc lệch cải cách lịch, đã thôi không sử dụng trên thế giới độ dài 365 1/4 là độ dài của Cựu lịch (lịch Julius).
Theo khoa học nghiên cứu, ngày mồng một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng. Khi đó, Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất nên người ta thường nói tối như đêm 30, thời điểm này gọi là thời điểm không trăng hay thời điểm Sóc.
Người xưa đưa vào lịch cả các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời để có lịch không những tuân theo tuần trăng mà còn phù hợp với thời tiết khí hậu.
Người tính lịch sẽ tính liên tiếp các thời điểm thẳng hàng hay thời điểm Sóc. Sau khi làm tròn đến ngày, không tính giờ, nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu, còn cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ.
Như vậy, giống như lịch Hồi giáo, ta có lịch theo tuần trăng, ta còn gọi là lịch âm lịch. Và lịch này sẽ bị lệch một cách hệ thống so với năm thời tiết vì 12 tháng âm tổng cộng chỉ có trung bình xấp xỉ 354.36 ngày, hụt mất gần 11 ngày so với dương lịch.
Ngoài ra, người xưa còn đưa vào lịch cả các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời hay vị trí của Mặt trời di chuyển trên Hoàng đạo nếu nhìn từ Trái đất, để có lịch không những tuân theo tuần trăng mà còn phù hợp với thời tiết khí hậu.
Như vậy, vấn đề là để đưa lịch âm cho phù hợp với chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời tức lịch dương thì ta phải chèn tháng nhuận để cho phù hợp. Do vậy lịch chúng ta đang dùng gọi chính xác là lịch âm dương. Vậy chèn như thế nào, không phải theo chu kỳ 19 năm.
Người ta phải dựa vào tính giữa ngày Đông Chí vào khoảng 21 tháng 12 dương lịch năm này và năm sau, để xem có bao nhiêu điểm sóc khi muốn tính tháng nào có nhuận. Nếu có 12 điểm sóc thì tháng đủ. Nếu có 13 điểm sóc thì cần phải chèn tháng nhuận vào. Như vậy, ta xác định được năm nào có nhuận.
Để biết tháng nhuận là tháng mấy thì ta cần phải tính thêm các trung khí để biết có tháng nhuận trong năm hay không. Trong năm nhuận tháng không có Trung khí là tháng nhuận, tháng này đánh số trùng với tháng trước nó (thêm chữ nhuận). Nếu trong năm nhuận có hai tháng không có Trung khí thì tháng đầu tiên sau Đông chí được coi là tháng nhuận.
Cũng theo đó, lý giải đơn giản hơn. Tháng nhuận là cách tính theo Âm lịch, lịch Mặt trăng. Âm lịch coi 354 ngày là một năm, thời gian dư ra cứ 3 năm tích lũy thành một tháng. Tháng dư này được cộng vào thời gian của một năm nên gọi là tháng nhuận. Còn năm nhuận chính là cách gọi một năm Dương lịch có ngày nhuận, hoặc năm Âm lịch có tháng nhuận.
Thật thú vị phải không các bạn? Chỉ một câu hỏi tại sao có ngày nhuận mà cho chúng ta vô vàn kiến thức thực tế. Nếu không phải là nhà thiên văn thì bạn cũng không nhất thiết phải hiểu nhiều, chỉ nên biết đúng thời điểm để chọn cho mình được ngày tốt trong việc hôn nhân hay việc trọng đại trong gia đình. Vì việc ngày nhuận và năm nhuận cũng không xảy ra một cách thường xuyên.
The post Giải thích tại sao lại có ngày nhuận appeared first on Khóa học Đồng Hồ Giày Dép Nước Hoa Thời Trang ....
Nhận xét
Đăng nhận xét