Tìm hiểu về cuộc đời Tưởng Giới Thạch

Ai đã từng mọt thời ngưỡng mộ lịch sử trung hoa, chắc không thể quên nhân vật tưởng giới thạch từng một thời làm mưa làm gió trên chiến trường trung quốc. Ông nổi tiếng với biệt tài lãnh đạo và cách nhìn sâu rộng, là đối thủ đang gờm cho những nguyên thủ muốn lăm le nắm quyền ở trung quốc. Cùng tìm hiểu xem ông là người ra sao và lý do ông được nâng lên cao như vậy.

Bối cảnh gia đình và thân thế

Tưởng sinh năm 1887 và mất năm 1975, tên chữ Giới Thạch. Tên ban đầu Thụy Nguyên nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại là nhà chính trị và nhà quân sự. Ông sinh tại Ninh Ba, Chiết Giang, mất tại Đài Bắc, đảo Đài Loan.

Ông tự xưng là hậu duệ của Minh châu bình sự Tưởng Tông Bá của Hậu Lương (907-923), và của Quang lộc đại phu Tưởng Tuấn Minh thời Tống (960-1279). Cụ nội là Tưởng Kì Tăng, tự Hoài Thịnh; ông nội là Tưởng Tư Thiên, tự Ngọc Biểu; cha là Tưởng Triệu Thông, trại hiệu Túc Am, hoặc tự Túc Am; mẹ là Vương Thái Ngọc

Tiểu thuyết chương hồi “Kim lăng xuân mộng” của Nghiêm Khánh Chú cho rằng ông có quê quán tại Hứa Xương, Hà Nam; dòng tộc ông có nhiều ảnh hưởng tại Trung Quốc đại lục.

Cuộc đời và sự nghiệp

Thời trẻ ông gia nhập Trung Quốc Đồng minh hội, sang Nhật Bản học tập quân sự. Đầu tiên, ông tham gia phản kháng triều đình Thanh, sau đó là Quân phiệt hỗn chiến, tiếp đến là kháng cự chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản xâm nhập. Tưởng từng giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy trung hoa như Tham mưu trưởng phủ Đại nguyên soái, Tham mưu trưởng Đại bản doanh, Hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân (Trường quân sự Hoàng Phố), Tổng tư lệnh Quốc dân Cách mệnh Quân, Viện trưởng Hành chính viện, Ủy viên trưởng Ủy ban Quân sự Chính phủ Quốc dân, Tổng tài Quốc dân Đảng Trung Quốc, Chủ tịch Chính phủ Quốc dân, đoàn trưởng Đoàn Thanh niên Tam Dân chủ nghĩa… Hơn hết là thống soái tối cao chiến khu Trung-Miến của Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.

Trước khi trung quốc có đảng, ông thống trị Trung Quốc đại lục trong gần 22 năm đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lập chính phủ vào năm 1949. Sau đó, Ông liên tục nhậm chức tổng thống từ nhiệm kỳ 1 đến nhiệm kỳ 5, đồng thời liên tục được bầu làm Tổng tài Quốc dân Đảng Trung Quốc. Ngày 1 tháng 3 năm 1950, ông tuyên bố tái nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan, giữ chức vụ này cho đến khi mất vào năm 1975.

Theo như Trung Quốc Quốc dân Đảng, ông đã lãnh đạo Chính phủ Quốc dân và Quốc dân Cách mạng Quân Bắc phạt từ sau khi Tôn Trung Sơn mất. Tưởng đã diệt trừ Quân phiệt Bắc Dương và thống nhất Trung Quốc đại lục trên danh nghĩa, bảo vệ nền cộng hòa, tái lập Trung Hoa Dân Quốc, kết thúc quân phiệt cát cứ và Nam-Bắc phân liệt.

Năm 1947, ông thực thi thể chế hiến chính lấy hiến pháp ngũ quyền làm cơ sở. Sau khi kế thừa Tôn Trung Sơn làm lãnh tụ, lãnh đạo đảng, chính quyền và quân sự của Trung Quốc Quốc dân Đảng, ông được xem là có địa vị trọng yếu trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Năm1937, quân Nhật xâm chiếm Lư Câu Kiều, chiến sự bùng phát, ông lựa chọn tổng đối sách là “phương châm không khuất phục, không khuếch đại” và phái binh về phía bắc.

Tháng 10 năm 1942, việc Anh Quốc báo tin cho Tưởng về việc cùng Trung Quốc đàm phán về điều ước mới. Đây là kết quả của việc ông thúc giục Hoa Kỳ tiên phong tự động từ bỏ điều ước bất bình đẳng đối với Trung Quốc. Ông triệu tập hội nghị hiệp thương chính trị, đề xướng “dân chủ hóa chính trị, quốc gia hóa quân đội”.

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sùng bái cá nhân với Tưởng và Trung Chính cùng Giới Thọ là các tên đường thường thấy nhất tại Đài Loan trong thời kỳ Quốc dân Đảng chấp chính trong thế kỷ 20. Ngoài ra, hình vẽ về ông xuất hiện phổ biến trên tiền giấy và tiền xu Tân Đài tệ, tượng đồng còn xuất hiện nhiều tại các nhà ga, trường học các cấp và cơ quan công cộng.

Năm 1920 ông và tống mỹ linh thể hiện tình yêu đẹp của mình bằng một đám cưới rình rang. Báo chí trung hoa thường hết lời ca ngợi cuộc hôn nhân đúng nghĩa tình yêu này. Dù vợ ông thua ông đến 10 tuổi, và trước khi cưới Tưởng cũng đã từng ly hôn, nhưng cuộc hôn nhân của họ là sự viên mãn thực sự.

Lăng mộ Từ Hồ và Nhà kỷ niệm Trung Chính có Đội danh dự Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc đứng gác, được nghỉ một ngày vào ngày mất của ông sau khi ông từ trần. Ngày này trùng với tiết Thanh minh. Đương thời, nhằm thể hiện ý súng kính đối với ông, chính phủ quy định khi hành văn phải kiêng kỵ mà gọi ông là “Tưởng công”.

Nhận định về ông

Vào năm 2007, Chủ tịch Quốc dân Đảng Mã Anh Cửu từng phát biểu nhận định cống hiến của đối với Đài Loan có ba phương diện: Thu hồi Đài Loan, kiến thiết Đài Loan và bảo vệ Đài Loan. Trên phương diện kiến thiết, ngoại trừ cải cách ruộng đất, giáo dục quốc dân 9 năm và phát triển kinh tế, ông còn không do dự thúc đẩy tự trị địa phương.. đây được xem là có cống hiến to lớn cho nền tảng dân chủ Đài Loan.

Tưởng có cống hiến to lớn cho tiến bộ nhân quyền của Đài Loan khi ủng hộ giải phóng phụ nữ, phế trừ chế độ con dâu trẻ em. Đài Loan có khả năng rơi vào bức màn sắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc nếu Tưởng không kiên quyết giữ Đài Loan. Và dĩ nhiên sẽ không có được phát triển kinh tế và phổ cập giáo dục sau này.

Mã Anh Cửu nói rằng cống hiến lớn nhất của ông là chế định và thực thi hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc, vì nó bao hàm toàn Trung Quốc nên hiện tại là căn cứ trọng yếu để xử lý quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.

Ngược lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc phê phán Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh kháng Nhật “kháng chiến tiêu cực, chống cộng tích cực” và định nghĩa ông là nhân vật phản diện. Đảng này và một bộ phận học giả buộc tội ông vào hạng tội phạm chiến tranh và kẻ bán nước số 1 Trung Quốc.

Theo đó, mưu kế chính trị và cách thống trị độc đoán của ông cũng bị phê bình. Dẫn chứng là  sắp đặt “sự kiện tàu Trung Sơn” năm 1826, lấy danh nghĩa giải trừ quân sự để trù tính tướng giảm các phái quân đội khác năm1929. Sau đó, trong khi Nhật gia tăng trấn áp Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng lại nhượng bộ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật xâm lược vũ trang. Ông cho rằng muốn dẹp trừ ngoại bang phải an định quốc nội trước nên tiếp tục nội chiến chống cộng, lần lượt tiến hành năm cuộc vây diệt căn cứ địa cách mạng và hồng quân Công nông của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thời kỳ Chiến tranh kháng Nhật, dưới quyền thống soái của ông, Quân đội Trung Quốc lần lượt tác chiến tại Tùng Hỗ, Hán Khẩu, Nam Kinh, Từ Châu, Vũ Hán, Trường Sa, Nam Xương, ngăn chặn bước tiến của quân Nhật. Hơn thế, ông phản đối “Đài Loan độc lập”, “Quốc tế ủy trị”, và “hai nước Trung Quốc”, kiên trì lập trường một nước Trung Quốc.

Từ thập niên 1990 trở về trước,Đảng Cộng sản Trung Quốc phê phán ông  là “kẻ đâm chém lưu manh”, hóa thân thế lực cũ”, “công cụ của quân phiệt”, “kẻ thù của quần chúng”, “phản cách mạng”, “phản động”, “vô sỉ”, “đại biểu của các thế lực phản động chủ nghĩa đế quốc Mỹ, giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp tư sản quan liêu, giai cấp mại bản”.

Chủ tịch Mao Trạch Đông đánh giá Tưởng Giới Thạch là “đại biểu chính trị của giai cấp đại địa chủ đại tư sản”, “đầu sỏ phát-xít Trung Quốc”. Năm 1971, Mao có nói về Tưởng khi đàm thoại nội bộ như sau “Tưởng Giới Thạch có một số ưu điểm là sự thực lịch sử khách quan, chúng ta giảng sử cần phải lưu tâm, một là Bắc phạt thống nhất Trung Quốc, hai là Chiến tranh kháng Nhật, ba là thu hồi Đài Loan-Bành Hồ, bốn là mở mang biên cương trên biển. Năm 1946, Tưởng thu hồi các đảo Nam Hải từ trong tay Pháp, vùng biển 3,7 triệu km² đó tương đương với ba lần Ngoại Mông…”.

Chu Ân Lai nhiều lần thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói rằng Tưởng và tập đoàn của ông ta là người Trung Quốc và không muốn thấy phân ly vĩnh viễn giữa người Trung Quốc và kỳ vọng Tưởng trở về Đại lục, thực hiện thống nhất toàn quốc.

Sau khi giải trừ giới nghiêm năn 1987 tại Đài Loan, khi chính trị dân chủ hóa, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân thịnh hành trong xã hội, đánh giá của dân chúng đối với Tưởng mới dần từ “thần thánh hóa” trở về bình thường hóa. Nhiều người bắt đầu truy cứu trách nhiệm của ông trong sự kiện 28 tháng 2 năm 1947 và thời kỳ khủng bố trắng.

Đến thời kỳ Đảng Dân Tiến cầm quyền, Tổng thống Trần Thủy Biển nỗ lực thực thi loại bỏ ảnh hưởng của Tưởng. Nhà kỷ niệm Trung Chính được đổi tên thành Viên khu kỷ niệm Dân chủ Đài Loan. Đến thời Tổng thống Mã Anh Cửu năm 2008 mới phục hồi tên cũ là Nhà Kỷ niệm Trung Chính.

Cuộc đời tưởng giới thạch là hành trình chính trị nổi tiếng bậc nhất và đầy chông gai. Ông từng lên chức và mất chức biết bao lần những vẫn giữ được thần thái chính trị nổi tiếng của mình. Nhắc đến ông có người thương tiếc có người khinh chê, nhưng ảnh hưởng của ông là không nhỏ để trung hoa độc lập như ngày nay.

 

The post Tìm hiểu về cuộc đời Tưởng Giới Thạch appeared first on Khóa học Đồng Hồ Giày Dép Nước Hoa Thời Trang ....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa cây tùng thơm cây cảnh trong nhà đẹp

Top hình xăm la bàn đẹp cho nam thu hút mọi ánh nhìn

Top hình xăm lông vũ đẹp cho nam và nữ hot nhất