Tại sao bầu trời có màu xanh

Như chúng ta đã biết ánh sáng mặt trời chính là nguồn sáng của con người và nó tạo ra nguồn sống cho các loài sinh vật trên trái đất. Khi ánh sáng thay đổi, bầu trời cũng thay đổi, có lúc bầu trời trong xanh, có lúc bầu trời lại rất nhiều mây và khi màn đêm buông xuống bầu trời lại đen kịt với những vì sao sáng lấp lánh. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao bầu trời có màu xanh và tại sao có lúc nó lại trong xanh và đẹp đến vậy hay chưa. Nếu bạn cũng đang thắc mắc hay tò mò về vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Để có thể tìm hiểu được vấn đề tại sao bầu trời có màu xanh trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu hiện tượng quang học khiến cho Mặt Trời thường có màu đỏ vào những lúc sáng sớm nhé.

Thường thì chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được tập hợp những màu sắc của ánh sáng bằng mắt thường thông qua một dải sóng có đủ màu sắc mà chúng ta thường gọi nó là Cầu Vồng. Bạn có biết tại sao cầu vồng lại có nhiều màu sắc như vậy hay không – thực ra thì đó là do sự phân tách từ các dải ánh sáng trắng và ánh sáng mặt trời khi đi qua những tinh thể trước trên bầu khí quyển tạo ra một dải ánh sáng với đủ màu sắc và nó chính là màu sắc của ánh sáng mặt trời.

Trong những dải sóng ánh sáng thì các bước sóng càng ngắn sẽ càng ở gần phía tím và các bước sóng càng dài thì sẽ càng ở gần phía về phía đỏ. Thực chất thì các bước sóng sáng hay tối chỉ là một thuyết tương đối và khi mà chúng ta có thể bằng mắt thường nhìn thấy các sóng có bước sóng như vậy thì chúng ta gọi nó là ánh sáng. Chúng ta thường hay nhắc đến tia hồng ngoại trong ánh sáng mặt trời nhưng chúng ta không thể nhìn thấy nó vì nó không phải là ánh sáng nhìn thấy, nhưng với loài mèo thì một phần ánh sáng hồng ngoại được xem là ánh sáng nhìn thấy. Chính vì vậy mà nó có thể nhìn vào ban đêm.

Thường thì những bước sóng càng ngắn sẽ mang nguồn năng lượng lớn. Và chương trình Vật lí đã giúp chúng ta biết được rằng ở môi trường truyền sáng các bước sóng có nguồn năng lượng lớn sẽ càng bị khúc xạ với góc lớn hơn tức là nó sẽ bị lệch nhiều hơn. Cụ thể là tia tím sẽ bị lệch nhiều hơn so với tia đỏ.

Vào sáng sớm, khi mặt trời mọc – lúc này mặt trời đang còn ở rất gần với chân trời, điều này cho thấy rằng để ánh sáng mặt trời có thể đi đến mắt bạn những tia sáng phải đi qua một đoạn đường khá xa và phải đi qua khí quyển của Trái Đất. Khi đó dộ dày của khí quyển sẽ gây ảnh hưởng đến sự khúc xạ ánh sáng, cụ thể là nó sẽ làm cho độ lệch của các bước sóng khác nhau sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khi đó tia tím sẽ bị lệch nhiều hơn khiến cho mật độ tia tím đến được với mắt bạn sẽ ít hơn so với tia đỏ, cam và vàng,…Chính vì thế mà ánh sáng mặt trời mà bạn nhìn thấy không còn là ánh sáng trắng mà nó bị lệch nhiều về phía đỏ nên sáng sớm bạn nhìn thấy mặt trời đỏ hơn lúc giữa trưa.

Và có lẽ rất ít người biết được rằng bức xạ phát ra từ mặt trời bao gồm nhiều bước sóng khác nhau như: bước sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X cho đến ánh sáng nhìn thấy,….Và khi các bước sóng đi qua bầu khí quyển trái đất các tia có bước sóng ngắn mang năng lượng lớn sẽ bị khúc xạ nhiều hơn và nó phân tán mạnh ra xung quanh. Nhờ vậy mà tầng khí quyển của chúng ta đã ngăn được rất nhiều tia có hại như: tia X, tia tử ngoại,….

Còn đối với ánh sáng nhìn thấy bức xạ ánh sáng của nó có bước sóng khá gần về phía tia tím, còn tia xanh lại bị khúc xạ và nó phân tán nhiều hơn ra xung quanh.

Tại vì một ít ánh sáng đỏ, cam, vàng sẽ có thể bị ảnh hưởng dưới tác động của không khí. Mặt khác, sẽ có lượng lớn bước sóng ngắn sẽ bị khí hấp thụ gây ra hiện tượng tán xạ ra ngoài theo những hướng khác nhau. Khi đó, ánh sáng màu xanh cũng sẽ tán xạ ra bầu trời nhiều hướng. Ngược lại ánh sáng đỏ thì sẽ tán xạ đến được với mắt của chúng ta.

Đó chính là lí do vào ban ngày bầu trời lại có màu xanh mà lại không phải là màu tím vì một phần của tia tím đã bị khí quyển cản lại và nó không thể đến gần với mắt của chúng ta. Do đó mà tia xanh lại chiếm ưu thế hơn khiến cho chúng ta nhìn thấy bầu trời có màu xanh còn mặt trời tuy phát ra ánh sáng trắng nhưng ta lại nhìn thấy nó có màu vàng, cam và đỏ.

Chúng ta vừa tìm hiểu về vấn đề tại sao bầu trời có màu xanh. Bầu trời có rất nhiều màu sắc và cũng rất nhiều trang thái khác nhau, giống như lúc bây giờ nó màu trắng rồi một lúc sau lại màu xanh hay là chiều chiều bầu trời sẽ ngả về màu đỏ. Hy vọng qua đây mọi người đã biết được những điều thú vị về màu sắc của bầu trời cũng như mặt trời của chúng ta vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Bầu trời rất kì diệu và bí ẩn đúng không nào.

The post Tại sao bầu trời có màu xanh appeared first on Khóa học Đồng Hồ Giày Dép Nước Hoa Thời Trang ....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa cây tùng thơm cây cảnh trong nhà đẹp

Top hình xăm la bàn đẹp cho nam thu hút mọi ánh nhìn

Top hình xăm lông vũ đẹp cho nam và nữ hot nhất