Tại sao máy bay bay được trên bầu trời xanh
Có rất nhiều câu hỏi thú vị mà nhiều người vẫn hay thắc mắc như tại sao máy bay bay được ? Thực sự theo quan sát bằng mắt thường với một chiếc máy bay có khối lượng lớn như vậy có thể bay trên không trung là một điều thật sự kì diệu phải không nào. Bạn có biết rằng khối lượng trung bình mỗi chiếc máy bay A380 nặng khoảng 550 tấn, một chiếc máy bay Boeing nặng khoảng 250 tấn. Thế mà máy bay vẫn di chuyển trên bầu trời một cách dễ dàng như vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu điều đặc biệt này ngay dưới đây.
Tại sao máy bay bay được trên không trung?
Để bay được trên không trung, máy bay cần có được lực nâng lớn hơn trọng lượng máy bay. Vậy lực nâng trên máy bay có được là do đâu? Thông thường có hai loại khí cụ bay thường thấy đó là khí cụ bay nhẹ hơn không khí như khinh khí cầu, bóng bay và khí cụ bay nặng hơn không khí như máy bay, tên lửa…
Với những khí cụ bay nhẹ hơn không khí, người ta sẽ bơm các loại khí như Heli, Hydro.
Còn đối với các khí cụ bay nặng hơn không khí thì cần có các lực nâng là các cực khí động học được tạo ra khi dòng khí chuyển động qua các kết cấu động cơ.
Khi máy bay chuyển động sẽ chịu tác dụng của 4 lực cơ bản: lực kéo, lực cản của không khí, lực hấp dẫn và lực nâng. Khi máy bay di chuyển trên đường băng, dòng khí chảy bao quanh cánh máy bay sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa mặt dưới cánh và trên cánh. Khi máy bay di chuyển càng nhanh, lực tăng này càng lớn cho tới khi lớn hơn trọng lực của trái đất, máy bay có thể bay lên không trung dễ dàng.
Các cơ cấu điều khiển của máy bay
Tại sao máy bay bay được chính là nhờ các cơ cấu điều khiển của máy bay kết hợp với nhau thành một chiếc máy bay hoàn chỉnh với đầy đủ động cơ tạo ra và năng lượng với đủ lực cần để máy bay bay trên không trung.
Cơ cấu điều khiển bay của máy bay để thực hiện các chuyển động bay như : cất cánh, hạ cánh,vòng trái,vòng phải, nghiêng cánh, nâng cao hay hạ thấ độ bay khi bay.
Để thực hiện điều khiển bay cần có các cơ cấu cánh là: cánh nâng chính, cánh đuôi ngang,bánh lái độ cao, đuôi đứng, cánh đuôi đứng, cánh tà trước, cánh tà sau, cánh liệng, phanh khí động.
Đuôi ngang để tạo lực nâng ở phần đuôi máy bay, lực này sẽ kết hợp với lực nâng ở cánh chính giúp cân bằng mô men với trọng lực tại trọng tâm cho phép máy bay được giữ thăng bằng khi bay.
Cánh tà sau và cánh liệng là bộ phận cử động được ở phía sau của cánh ngang. Sự chuyển động kéo dài ra của cánh tà nhằm tăng lực nâng đồng thời làm tăng lực cản khi máy bay cất hạ cánh.
Cánh liệng cũng là bộ phận nằm mép sau cánh nhưng ở phía xa thân, nó có thể cụp xuống hoặc vểnh lên. Cánh liệng 2 bên sẽ hoạt động ngược chiều nhau để tạo ra moment xoay làm máy bay xoay quanh trục dọc.
Cánh lái độ cao nằm ở phía sau mép đuôi ngang. Nó hoạt động giúp thay đổi lực nâng cánh đuôi.
Đuôi đứng có chức năng định hướng, giữ cân bằng cho thân máy bay ổn định và chuyển động thẳng về phía trước.
Bạn có tò mò máy bay hoạt động như thế nào khi cất cánh và hạ cánh không?
Khi cất cánh, hạ cánh vận tốc máy bay thấp mà cần duy trì lực nâng nên cánh cần có diện tích lớn nhất và có hiệu suất khí động. Việc này được thực hiện bằng cách kéo dài tối đa cánh tà xuống hết cỡ về phía dưới. Vì vậy khi tiếp đất có thể bật các slat vểnh lên để tăng lực cản.
Trên đó là một số cơ cấu cũng như hoạt động của máy bay lý giải tại sao máy bay bay được. Bạn thấy nó thực sự thú vị chứ?
The post Tại sao máy bay bay được trên bầu trời xanh appeared first on Khóa học Đồng Hồ Giày Dép Nước Hoa Thời Trang ....
Nhận xét
Đăng nhận xét